TRIỂN KHAI VÀ TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC DI SẢN VĂN HÓA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BIA ĐÁ VÀ VĂN BIA CỔ

0
442
Nghiên cứu văn bia tại đền thờ các chúa Nguyễn tại Thanh Hóa

Nghiên cứu về các di sản văn hóa có liên quan đến bia đá và văn bia cổ là một ý tưởng khoa học không mới nhưng lại có ý nghĩa khoa học lớn và luôn luôn mang tính thời sự hiện nay. Thực tế cho thấy, sự tồn tại của rất nhiều bia đá và văn bia khắc trên đó, được đặt rải rác khắp các địa phương ở nước ta, từ đô thị tới nông thôn, từ các vùng cư dân đông đúc giàu truyền thống văn hóa cho đến các vùng xa xôi hẻo lánh đã nhắc nhở chúng ta về các giá trị từ cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Nghiên cứu văn bia tại đền thờ các chúa Nguyễn tại Thanh Hóa

Trên thực tế, văn bia được khắc vào đá và được lưu truyền đến nay là minh chứng lịch sử sống động về một thời đã qua. Nó cũng chuyển tải những thông điệp, những lời nhắn nhủ, dặn dò của tổ tiên đối với các thế hệ chúng ta. Tiếc rằng dù đã cố gắng rất nhiều nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có đủ công sức và nguồn lực để nghiên cứu, biên dịch và phân tích đầy đủ về giá trị của nó.

Bởi vậy trong năm 2022-2023, Quỹ Văn Hiến Việt Nam đã cố gắng xây dựng chương trình nghiên cứu về các di sản văn hóa có liên quan đến bia đá và văn bia cổ ở nước ta.

Nghiên cứu văn bia tại Chí Linh, Hải Dương

Chương trình đã được tiến hành dưới sự chỉ đạo của GS Đặng Cảnh Khanh, chủ tịch Hội đồng khoa học Quỹ cùng với sự tham gia của GS Đặng Văn Bài, GS Phạm Duy Đức, GS Nguyễn Văn Tỉnh và nhiều cán bộ khoa học của Quỹ. Ngoài việc nghiên cứu, sưu tầm các bản văn bia, nhóm nghiên cũng đã tiến hành nghiên cứu khảo sát thực tế tại nhiều địa phương như Ninh Bình, Hải Dương, Thanh Hóa  và tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

 Vừa qua, chương trình nghiên cứu về bia đá và các văn bản khắc trên bia đá của Quỹ Văn Hiến đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà nghiên cứu khoa học và những người quan tâm. Đặc biệt, Các nhà nghiên cứu của Quỹ Văn hiến cũng đã nhận được sự tài trợ tài chính của dòng họ Nguyễn Văn, làng Mậu Yên, xã Hà Lai, huyện Hà Trung, Thanh Hóa cho việc nghiên cứu.

Đáp lại sự ủng hộ của Dòng họ Nguyễn ở Mậu Yên, đồng thời áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn, GS Đặng Cảnh Khanh và nhóm nghiên cứu đã giúp biên soạn văn bia, đại tự tại khu từ đường của dòng họ.

Chương trình nghiên cứu về các di sản văn hóa có liên quan đến bia đá và văn bia cổ đã được nghiệm thu bước đầu vào ngày 4-4-2023. Hội đồng nghiệm thu do GS Lê Thị Qúy, Chủ tịch Quỹ làm chủ tịch Hội Đồng, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học như GS Nguyễn Quang Ngọc, GS Đặng Văn Bài, TS Hoàng Văn Năm…đã đánh giá cao và thông qua kêt quả nghiên cứu.

Tin và ảnh của PV

Một số hình ảnh về buổi nghiệm thu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây