Phương hướng hoạt động trong giai đoạn 5 năm đầu của Quỹ

0
1417
Phương hướng hoạt động trong giai đoạn 5 năm đầu của Quỹ
Phương hướng hoạt động trong giai đoạn 5 năm đầu của Quỹ
     – Phối hợp với một số cơ quan Nhà nước và một số tổ chức chính trị xã hội để lựa chọn, biểu dương, vinh danh những cá nhân tiêu biểu ( là người Việt Nam) có đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát triển văn hiến Việt nam. Trao giải thưởng về “Văn hiến Việt Nam” cho cá nhân tiêu biểu.
– Hỗ trợ cho những tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào việc sưu tầm, biên soạn, phục dựng, bảo tồn và phát triển các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội và con người Việt Nam truyền thống.
– Hỗ trợ việc truyền thông, xuất bản các công trình khoa học có liên quan đến việc gìn giữ và phát triển văn hiến Việt Nam.
Hoàn thiện Website và tờ “Rơi”của Quỹ bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
– Hướng tới việc xin tài trợ cho từ một đến hai chương trình nghiên cứu khoa học về phát triển văn hiến Việt Nam ( Có thể là một chương trình nghiên cứu về cư dân và văn hóa biển đảo Việt Nam, chương trình về văn hóa quản lý xã hội của người Việt, mỗi chương trình có khoảng 5 đề tài).
– Hỗ trợ các hoạt động thực tiễn, các hội thảo khoa học về gìn giữ và phát triển văn hiến Việt Nam và hợp tác quốc tế.
Cụ thể là :
     1. Hoạt động biểu dương, vinh danh những tổ chức, cá nhân tiêu biểu có đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát triển văn hiến Việt Nam.

    • Thành lập Hội đồng khoa học để bước đầu nghiên cứu, lựa chọn những cá nhân tiêu biểu có đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát triển văn hiến Việt Nam.
    • Xây dựng văn bản quy định những nguyên tắc và phương thức cơ bản cho các hoạt động lựa chọn, biểu dương, vinh danh những cá nhân tiêu biểu có đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát triển văn hiến Việt Nam để trao giải thưởng.
    • Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí cơ bản cho việc tuyển chọn và xét chọn những cá nhân tiêu biểu có đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát triển văn hiến Việt Nam để biểu dương, vinh danh và trao giải thưởng “Văn hiến Việt Nam”.
    • Tiếp nhận Hồ sơ của các ứng viên giải thưởng từ đề xuất của các cá nhân và tổ chức. Hội đồng khoa học sẽ chọn lựa các thành viên và thành lập Hội đồng xét chọn để nghiên cứu, bình xét, bỏ phiếu tìm ra những người xứng đáng nhât được nhận giải thưởng “Văn Hiến Việt nam”.
    • Giải thưởng sẽ được chọn 2 năm một lần bao gồm : Một giải thưởng chính dành cho cá nhân tiêu biểu đã có đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát triển văn hiến Việt Nam, các giải phụ cho những công trình sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, khoa học có giá trị.
    • Các hoạt động nghiên cứu, tuyển chọn sẽ được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện các ứng viên xứng đáng cho giải thưởng “Văn Hiến Việt Nam”.

     2. Hoạt động hỗ trợ cho những tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu, giảng dạy, phục dựng, bảo tồn và phát triển các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, văn hóa và con người Việt Nam truyền thống.
– Trong điều kiện kinh phí cho phép, Quỹ sẽ tổ chức chọn lựa phương thức thích hợp để hỗ trợ cho những tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu, giảng dạy, phục dựng, bảo tồn và phát triển các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, văn hóa và con người Việt Nam truyền thống.
– Các tổ chức và cá nhân có thể đề xuất với “Quỹ văn hiến Việt Nam” xin hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu, giảng dạy, phục dựng, bảo tồn và phát triển các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội và con người Việt Nam truyền thống. Hội đồng khoa học của Quỹ sẽ mời các chuyên gia thẩm định và tổ chức xem xét, nếu xét thấy cần thiết có thể hỗ trợ toàn phần hoặc một phần cho hoạt động của các dự án trên.
– Hội đồng khoa học của Quỹ có thể đề xuất với Ban giám đốc Quỹ những chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan. Nếu được thông qua, Hội đồng sẽ tổ chức lựa chọn, chỉ định, hoặc chọn thầu những tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia nghiên cứu các chương trình và đề tài khoa học trên.
– Quỹ sẽ tổ chức các hoạt động quản lý và triển khai các hoạt động trên theo đúng pháp luật và những quy định về các hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà nước và Điều lệ của Quỹ.
      3. Hoạt động truyền thông, xuất bản các công trình khoa học có liên quan đến việc gìn giữ và phát triển văn hiến Việt Nam.
– Trước mắt, Quỹ sẽ sử dụng Website của Quỹ, kênh truyền thông của Tạp chí “Truyền thống và phát triển”thuộc “Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển” (TaDRI) và các kênh truyền thông đại chúng khác để phổ biến tôn chỉ, mục đích và hoạt động của Quỹ. Nếu có điều kiện, Quỹ sẽ thành lập cơ quan truyền thông riêng trực thuộc Quỹ.
– Hợp tác với các nhà xuất bản, tạp chí khoa học, báo viết, báo mạng, đài phát thanh để công bố, xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn có liên quan.
– Xây dựng và lưu trữ thông tin, tư liệu có liên quan đến việc phục dựng, bảo tồn và phát triển các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, văn hóa và con người Việt Nam truyền thống và hiện đại. Tiến tới xây dựng một bảo tàng về Văn hiến Việt Nam, giới thiệu chung về văn hiến, con người và văn minh Việt Nam. Trước mắt, xây dựng phòng trưng bày một “ bảo tàng tiến sĩ Việt Nam”, giới thiệu về truyền thống nuôi dưỡng, giáo dục, đào tạo và sử dụng những người tài trong xã hội Việt Nam truyền thống, phát huy các giá tri về tôn trọng học vấn của người việt trên con đường hướng tới nền kinh tế tri thức và xã hội học tập hiện nay.
     4. Xây dựng hai chương trình nghiên cứu khoa học để xin tài trợ.
Xây dựng đề cương việc cho từ một đến hai chương trình nghiên cứu khoa học về phát triển văn hiến Việt Nam. Trình đề cương các chương trình để hội đồng khoa học Quỹ xem xét, phê duyệt. Lên phương án xin tài trợ cho chương trình nghiên cứu.
Nếu kinh phí đảm bảo, sẽ tổ chức thông báo, đấu thầu nghiên cứu các đề tài thuộc chương trình, lựa chọn đơn vị khoa học thực hiện các đề tài.
     5. Xây dựng các chi nhánh của Quỹ tại một số tỉnh, thành phố.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây