Nội dung phát biểu tại Hội thảo khoa học “Xây dựng hệ giá trị văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa thành phố Hải Phòng”

0
174
Giáo sư Đặng Cảnh Khanh

HẢI PHÒNG – MIỀN ĐẤT CỦA VĂN HÓA CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI

GS-TS Đặng Cảnh Khanh

                             (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và phát triển)

 

  1. Điều kiện thiên nhiên gắn liền với nhân cách, lối sống và văn hóa của Hải phòng
    • Cuộc sống khắc nghiệt gắn liền với nắng gió bão bùng, tạo nên những đặc trưng văn hóa và lối sống của con người Hải Phòng
    • Tính cương trực, nhẫn nại, quyết liệt, văn hóa của lễ hội chọi trâu
    • Sự mạnh mẽ, can trường, nghĩa khí (Nguyễn Hữu Cầu, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa cả)
    • Tính năng động và sáng tạo
    • Tính cách phóng khoáng trong văn hóa
    • Tính cộng đồng trong sáng tạo văn hóa
  1. Cải cách kinh tế xã hội gắn liền với sự sáng tạo, điển hình là nhà Mạc, kết tinh của tư duy văn hóa của cư dân Hải Phòng:
    • Dám cướp ngôi vua vì sự canh tân đất nước, không câu nệ vào lễ giáo phong kiến
    • Hướng tới xu hướng phát triển thị trường: (Nhật thế kỷ 19 trong khi Nhà Mạc thế kỷ 16-17)

      Kinh tế công thương nghiệp không còn bị hạn chế. Họ Mạc xuất thân từ dân chài miền biển, quen trao đổi chợ búa. Tiền đúc nhiều, các đô thị được hình thành. Rõ ràng là thương nghiệp thời Mạc rất phát triển..

    • Cải cách mạnh mẽ theo hướng phát triển đa dạng các ngành nghề

      Ngoài việc khuyến khích lập chợ, xây dựng hải cảng, mở xưởng đóng tàu thuyền, nhà Mạc đã có nhiều cải cách, ưu tiên làm đường giao thông, cầu cống, có chính sách cởi mở phát triển các ngành nghề thủ công, nghề gốm.

    • Đề cao kinh doanh buôn bán : Lê Quý Đôn viết rằng: “Đăng Doanh thấy trong nước còn nhiều trộm cướp, bèn ra lệnh cấm nhân dân các xứ, không được mang gươm giáo, dao nhọn và các đồ binh khí đi ngoài đường. Nếu kẻ nào trái lệnh, cho pháp ty bắt trị tội. Từ đấy, những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ. Trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi”.

      Đại Việt Sử ký Toàn thư thì chép rằng: “Ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên”.

      Nhà sử học Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã viết rằng: “Mạc Đăng Doanh tính khoan hậu giản dị. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình”.

  1. Sáng tạo, cải cách trong văn hóa, giáo dục – Bài học cho việc phát triển công nghiệp văn hóa Hải Phòng:
    • Về tư tưởng cải cách trong văn hóa, giáo dục Những bài học từ truyền thống sáng tạo trong văn hóa Hải Phòng
    • Những xu hướng mới trong sáng tạo văn hóa – và công nghiệp văn hóa
    • Bài học từ Nhà Mạc: Cải cách gắn liền với việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây