ĐÓN XUÂN VỚI TRANH VÀ THƯ PHÁP CỦA GS. ĐẶNG CẢNH KHANH

0
355

Chí Thiện

Giáo sư Đặng Cảnh Khanh vẫn được biết đến như một nhà nghiên cứu xã hội học văn hóa, văn hóa học…Ông cũng là người có tâm hồn nghệ sĩ, một người thích chơi nhạc, vẽ tranh và viết thư pháp. Thư pháp của ông được nhiều người biết tiếng. Đến nay ông đã có trong tay một bộ sưu tập hàng trăm bức tranh, thư pháp và coi đó như là một thú vui riêng.

Nhân dịp đón xuân chúng tôi đã sưu tầm và xin phép được giới thiệu một số tranh và thư pháp của ông với bạn đọc. GS Đặng Cảnh Khanh gửi vào tranh và thư pháp những tâm tư, tâm trạng, niềm vui, nỗi buồn, quan điểm sống, nhân cách sống khá độc đáo. Ông ghi chép lại nhiều câu nói của người xưa, nhấn mạnh vào những triết lý nổi tiếng của họ để tự răn mình, rồi phản ánh nó bằng hình tượng nghệ thuật thông qua một phong cách viết chữ, vẽ tranh phóng khoáng, lãng mạn, nhưng cũng không kém phần sâu sắc.

Xem tranh và thư pháp của Đặng Cảnh Khanh, chúng ta không chỉ cảm nhận tâm hồn ông mà còn như được tiếp thêm một nguồn xúc cảm mới về nhân tình thế thái, giúp ta suy ngẫm và cố gắng vượt lên khỏi những khó khăn nhọc nhằn của đời thường để sống trong sáng và nhân hậu hơn.

Cảm hứng từ thơ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Bài thơ “tức Sự”  


Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

(xã tắc hai lần ngựa đá cũng phải mệt nhọc,
núi sông nghìn đời vẫn vững như âu vàng)

(Đây là câu thơ mà Trần Nhân Tông viết sau những lần chúng ta chiến thắng quân Nguyên)

Chi tiết của bức tranhThượng hoàng Trần Nhân Tông

Từ bài thơ “Kệ vân”   


Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.

(Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ lo lắng làm gì

Cảm hứng từ thơ Nguyễn Du

Từ bài thơ “Điếu La Thành ca giả” 吊羅城歌者 Viếng ca nữ đất La Thành


Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng
Phong nguyệt không lưu tử hậu danh.

(Lúc sống, phấn son không rửa được nghiệp chướng,
Chết rồi chỉ để lại tiếng gió trăng mà thôi)
Từ bài thơ “Ngộ gia đệ cựu ca cơ 遇家弟舊歌姬 (Gặp lại người ca cơ cũ trong phủ của em trai)



Phúc bồn dĩ hĩ nan thu thuỷ,
Ðoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ty

(Chậu nước đã đổ rồi, khó lòng vét lại.
Thương cho ngó sen đã đứt mà tơ vẫn còn vương)

Chi tiết của bức tranh

 Từ bài “mạn hứng” 漫興 • Cảm hứng lan man



Long Vĩ châu biên đa bạch âu,
Lam Giang đường thượng hữu hàn nho.

(Bên bãi Long Vĩ có nhiều chim âu trắng,
Trong ngôi nhà bên sông Lam có nhà nho nghèo).

Từ bài “Thanh minh ngẫu hứng” 清明偶興



Đông phong trú dạ động giang thành,
Nhân tự bi thê, thảo tự thanh.

Gió đông thổi mãi bến sông thành

Người vẫn tự buồn, cỏ tự xanh

Từ bài “Đối tửu” 對酒 • Trước chén rượu


Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi?

(Lúc sống không uống cạn chén rượu,
Chết rồi, ai sẽ tưới rượu lên mộ cho đây?
)
Cầm và Kiếm

Chữ kiếm

Ông Đặng Cảnh Khanh có một người bạn chí cốt từ thuở nhỏ là nhà mỹ học Trần Quang Vinh. Ông Vinh vốn là một lính đặc công ở binh chủng công binh, đã tham gia phá bom mìn ở nhiều mặt trận. Ông Khanh có viết hai chữ “cầm kiếm”. Chữ cầm ông giữ lại cho mình, còn chữ kiếm ông viết để tặng bạn. Trong chữ kiếm ông lại viết thêm 4 chữ “Cầm tâm kiếm đảm” (đã cầm kiếm thì phải can đảm, đã cầm đàn thì phải có tâm). Khi bạn qua đời, ông chỉ treo chữ kiếm, còn chữ cầm, chẳng bao giờ thấy ông treo nữa.

                                                                                         Chí Thiện

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây